Mục lục
Lựa chọn hình thức quản lý đơn vị sản
Quản lý đơn vị đo lường sản phẩm (Phần 1) - Cấu hình tính năng và tạo đơn vị mới
Bước 1: Truy cập: INVENTORY, tại thẻ Configuration > UoM.
Bước 2: Trên màn hình thông tin, nhấn chọn “Create” để tạo mới.
Bước 3: Tạo đơn vị: Lốc trứng, với số lượng: 1 lốc có 6 quả trứng.
Bước 4: Gán đơn vị đo lường vào sản phẩm cụ thể
Quản lý đơn vị đo lường sản phẩm (Phần 2) - Các trường hợp sử dụng
Trường hợp 1: Mua hàng hóa nhập kho
Trường hợp 2: Nhập kho bổ sung hàng hóa
Trường hợp 3: Bán hàng với đơn vị đo lường lớn hơn
Thiết lập hàng tồn kho ban đầu
Phần 1: Tạo và quản lý sản phẩm
Phần 2: Điều chỉnh hàng tồn kho cho nhiều sản phẩm
Trường hợp 1: Chưa có hàng hóa trong kho
Trường hợp 2: Đã có hàng hóa trong kho
Phần 3: Điều chỉnh hàng tồn kho cho một sản phẩm
Lựa chọn quy trình xử lý giao hàng
Phần 1: Những quy trình xử lý giao hàng trên Odoo
Trường hợp 1: Giao hàng 01 bước
Trường hợp 2: Giao hàng qua 02 bước
Trường hợp 3: Giao hàng 03 bước
Quy trình nhận hàng một bước (One-step Receipts)
Phần 1: Tạo những đơn hàng mua
Quy trình nhận hàng 2 bước (Two-step Receipts)
Phần 2: Cấu hình nhận hàng 2 bước tại kho
Bước 3: Cấu hình lộ trình cho sản phẩm
Phần 1: Cấu hình tính năng Nguyên tắc đặt lại hàng hóa dựa trên tồn kho tối thiểu
Phần 2: Cấu hình tính năng Cung cấp theo đơn đặt hàng (MTO)
Quản lý Kho - Tạo và quản lý vị trí
Phần 3: Phân cấp vị trí trên Odoo
Sửa lỗi odoo
Việt hóa ODOO
Làm thế nào để "Việt hóa" Odoo?
Dưới đây mình sẽ chia sẻ cho mọi người trong group cách cài đặt tiếng Việt cho Odoo, bao gồm 3 phần sau:
Tải gói ngôn ngữ về Odoo
Cài đặt ngôn ngữ mới vào tài khoản admin
Cài đặt ngôn ngữ mới vào tài khoản user
Rất mong bài viết của mình sẽ giúp ích cho mọi người, nếu mng có góp ý gì thì cứ comment nhé
Tải gói ngôn ngữ về Odoo
Vào phần Setting
Ở mục Language chọn Manage Languages
Lựa chọn ngôn ngữ cần kích hoạt và ấn nút “Active Language and Update Translations“
Lựa chọn ngôn ngữ cần dùng và ấn Load, Khi có trang pop-up hiện lên như ảnh dưới đây tức là tải đã hoàn tất, bạn ấn vào Close và tiến hành cài đặt trong tài khoản của mình.
Cài đặt ngôn ngữ mới vào tài khoản admin
Ấn vào mục cá nhân ở góc phải màn hình và chọn My Profile
Ấn edit để chuyển đổi language (ngôn ngữ)
Trong mục language chọn ngôn ngữ bạn cần dùng (ở đây là tiếng Việt) và ấn Save (Lưu ý: Nên cài đặt phần Timezone đúng với khu vực của ngôn ngữ bạn chọn.)
Cài đặt ngôn ngữ mới vào tài khoản user
Trong Setting chọn User & Companies -> Users
Lựa chọn người dùng cần thay đổi ngôn ngữ
Trong form người dùng ấn Edit và chọn phần Preferences
Phần Language chọn ngôn ngữ để thay và ấn Save.
Hình thức 1: Quản lý bằng đơn vị đo lường (Units of Measure)
Đơn vị đo chỉ định đơn vị được sử dụng để theo dõi một sản phẩm. Trong Odoo, bạn có thể chỉ định đơn vị đo mà bạn quản lý hàng tồn kho của mình và đơn vị đo được sử dụng khi mua sản phẩm cho nhà cung cấp của bạn.
Việc chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường khác nhau được thực hiện tự động. Điều kiện duy nhất là tất cả các đơn vị phải nằm trong cùng một danh mục (Đơn vị, Trọng lượng, Khối lượng, Chiều dài, Tấn)
Ví dụ: Nếu bạn đặt lịch mua hàng mặc định cho sản phẩm trứng theo đơn vị Unit(s) nhưng quản lý đơn vị mua hàng theo tá (Dozens), hệ thống sẽ tự động chuyển đổi trên hàng cho bạn. Nhưng khi nhận hàng bạn vẫn sẽ nhận theo số lượng Unit(s).
Hình thức 2: Quản lý theo gói hàng – Packages
Gói này là thùng chứa vật lý mà bạn có đặt 1 hay một số đơn vị sản phẩm vào bên trong của gói đó.
Để sử dụng tính năng này, truy cập: INVENTORY > Configuration > Setting, tại nhóm Operations, nhấn chọn tham số “Delivery Packages”.
Ví dụ: khi bạn giao một sản phẩm, bạn có thể quyết định tách số lượng thành hai gói khác nhau. Sau đó, nó cho phép bạn có một báo cáo với số lượng sản phẩm cho mỗi gói.
Để phân tách một giao hàng thành các gói khác nhau, bạn sẽ phải đặt số lượng đã hoàn thành với số lượng gói mong muốn, sau đó nhấp vào “PUT IN PACK” cho mỗi gói.
Hình thức 3: Packaging
Bao bì là hộp đựng vật lý bảo vệ sản phẩm của bạn.
Để sử dụng tính năng này, truy cập vào: INVENTORY > Configuration > Settings, tại nhóm Products, kích hoạt tham số “Product Packagings”, nhấn “Save” để lưu lại thông tin.
Ví dụ:
Nếu bạn đang bán máy tính, bao bì chứa máy tính có các linh kiện và adapter.
Nếu bạn bán những thùng 6 lốc hoặc 12 lốc trứng.
Trong Odoo, bao bì được sử dụng cho mục đích chỉ định cho các đơn đặt hàng bán. Chúng có thể được chỉ định trên mẫu sản phẩm, trong tab “Inventory”.
Khi bán hàng, tại trường “Package”, bạn có thể chọn loại bao bì bảo vệ mà bạn muốn, hệ thống sẽ đề xuất số lượng unit mà bạn bán trên đơn hàng.
Ghi chú: Một công dụng hữu ích khác của bao bì là tiếp nhận sản phẩm. Bằng cách quét mã vạch của bao bì, Odoo thêm số lượng đơn vị có trong bao bì khi chọn. Để sử dụng tính năng này, truy cập: INVENTORY > Configuration > Setting, tại nhóm Operations, nhấn chọn tham số “Barcode Scanners”.
Trong trao đổi mua bán thực tế, có một số trường hợp, xử lý các sản phẩm trong các đơn vị đo lường khác nhau là cần thiết.
Ví dụ:
Nếu bạn mua sản phẩm ở quốc gia có hệ thống số liệu được áp dụng và bán ở quốc gia sử dụng hệ thống đo lường khác, bạn sẽ cần phải chuyển đổi các đơn vị.
Một trường hợp sử dụng phổ biến khác là mua sản phẩm trong các gói lớn hơn cho nhà cung cấp của bạn và bán chúng theo đơn vị cho khách hàng của bạn.
Bạn có thể thiết lập Odoo để làm việc với các đơn vị đo lường khác nhau cho một sản phẩm.
Phần 1: Cấu hình tính năng
Trên ứng dụng Hàng tồn kho, truy cập: Configuration > Settings, trong nhóm “Products”, chọn tham số Unit of Measure, sau đó nhấn “Save” để lưu lại thay đổi.
Bước 1: Truy cập: INVENTORY, tại thẻ Configuration > UoM.
Bước 2: Trên màn hình thông tin, nhấn chọn “Create” để tạo mới.
Ví dụ: Tạo những đơn vị đo lường mới cho sản phẩm là Trứng.
Bước 3: Tạo đơn vị: Lốc trứng, với số lượng: 1 lốc có 6 quả trứng.
Trên hệ thống Odoo đã tạo sẵn cho bạn đơn vị “Dozens” – Tá, với số lượng: 1 tá gồm 12 đơn vị sản phẩm.
Bước 4: Gán đơn vị đo lường vào sản phẩm cụ thể
Như vậy, bạn đã tạo và quản lý được các đơn vị đo lường cho sản phẩm cụ thể, phục vụ những mục đích sử dụng khác nhau trong các hoạt động mua bán của mình. Để theo dõi chi tiết các trường hợp sử dụng, hãy truy cập tại đây.
Quản lý đơn vị đo lường sản phẩm (Phần 2) - Các trường hợp sử dụng
Trường hợp 1: Mua hàng hóa nhập kho
Trên ứng dụng mua hàng, nhấn “Create” để tạo một yêu cầu báo giá mới trong đó bao gồm sản phẩm với các đơn vị đo lường khác nhau và xác nhận nó.
Trên các đơn đặt hàng được tạo tự động, UoM được sử dụng là Hộp 6, nghĩa là UoM mua hàng. Tất nhiên bạn có khả năng tự sửa đổi UoM nếu cần. Khi bạn nhập “Receipts” được liên kết với đơn đặt hàng, bạn có thể thấy rằng 100 hộp gồm 6 đơn vị đã được chuyển đổi thành 600 đơn vị. Nói cách khác, hàng hóa bạn nhận về đã được chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Trường hợp 2: Nhập kho bổ sung hàng hóa
Khi thực hiện bổ sung thông qua nút “Replenish” trên mẫu sản phẩm, bạn có thể sử dụng một đơn vị đo lường khác.
Khi nhấn xác nhận, một đơn mua hàng hoặc lệnh sản xuất sẽ được tạo ra tùy vào cấu hình sản phẩm của bạn.
Đơn vị đo lường cũng được tự động chuyển đổi từ đơn vị “Units” sang đơn vị “Lốc”.
Trường hợp 3: Bán hàng với đơn vị đo lường lớn hơn
Bạn có thể chọn đơn vị đo lường trên đon hàng đặt bán và quyết định bán trứng theo hàng tá. Khi làm như vậy, giá được tự động tính từ Đơn vị UoM để thích ứng với UoM đã chọn.
Trên đây là những trường hợp sử dụng cụ thể trong việc sử dụng những đơn vị đo lường khác nhau trên một sản phẩm để xử lý những nhu cầu giao dịch khác nhau của bạn.
Để xem bài viết phần 1, vui lòng truy cập tại đây.
Thiết lập hàng tồn kho ban đầu
Phần 1: Tạo và quản lý sản phẩm
Bước dầu tiên để sử dụng ứng dụng này là tạo những sản phẩm trong dữ liệu của bạn bằng cách truy cập vào menu Master Data > Products. Nhấp vào “Create” để tạo những sản phẩm cần quản lý của bạn.
Để có thể theo dõi được hàng tồn kho của những sản phẩm, bạn phải lựa chọn loại sản phẩm là “Storable Product” tại trường thông tin “Product Type”. Bằng cách này, bạn sẽ theo dõi được bao nhiêu sản phẩm đang có ở trong kho của bạn, số lượng của mỗi sản phẩm và lượng hàng tồn kho dự báo cho tương lai.
Phần 2: Điều chỉnh hàng tồn kho cho nhiều sản phẩm
Mỗi khi bạn đã tạo những sản phẩm cần quản lý tồn kho, bạn có thể điều chỉnh số lượng hàng tồn kho này để xác định số lượng hàng tồn kho hiện tại trên Odoo. Bạn cần phải truy cập vào: INVENTORY > Inventory Adjustment và tạo một cái mới.
Trường hợp 1: Chưa có hàng hóa trong kho
Bạn phải nhập một tiêu đề cho phiếu điều chỉnh hàng tồn kho của bạn và sau đó bạn có thể quyết định xem bạn có muốn tiến hành điều chỉnh hàng tồn kho của tất cả các sản phẩm hay chỉ một số trong số chúng. Để điều chỉnh lần đầu tiên, bạn có thể để trống tại trường sản phẩm. Sau đó bạn có thể bắt đầu quản lý hàng tồn kho.
Trường hợp 2: Đã có hàng hóa trong kho
Nếu bạn đã có hàng hóa trong kho, Odoo sẽ thêm những dòng thông tin sản phẩm theo số lượng thực tế hiện có trong kho vào ô số lượng theo sổ sách. Bạn có thể thêm những dòng mới cho những sản phẩm khác của bạn.
Odoo sẽ đánh dấu màu đỏ các dòng có sự khác biệt giữa số lượng lý thuyết trên tay, được hệ thống tự động tính toán và số lượng đếm bạn đã nhập thủ công. Khi tất cả các sản phẩm cần thiết đã được nhập, bạn có thể nhấn Xác thực hàng tồn kho và số lượng tồn kho các sản phẩm khác nhau của bạn sẽ được cập nhật.
Trường thông tin:
On hand: Số lượng sổ sách.
Counted: Số lượng thực tế đếm được.
Difference: Sự chênh lệch giữa số lượng thực tế và sổ sách.
Nếu số này dương: Hàng hóa tồn kho thực tế > Số lượng sổ sách.
Nếu số lượng này âm: Số lượng sổ sách > Số lượng thực tế.
Nếu số lượng này bằng 0: Số lượng sổ sách = Số lượng thực tế.
Lưu ý: Nếu các sản phẩm của bạn được theo dõi theo số sê-ri / lô, bạn sẽ có một cột bổ sung cho phép bạn chỉ định những sản phẩm cho các đơn vị khác nhau được thêm vào điều chỉnh hàng tồn kho.
Phần 3: Điều chỉnh hàng tồn kho cho một sản phẩm
Để điều chỉnh cho sản phẩm cụ thể, bạn hãy nhấp vào nút “Update Quantity”.
Khi nhấp vào nút này, bạn sẽ thấy số lượng tồn kho tại thời điểm hiện tại của sản phẩm. Bạn có thể chỉnh sửa dòng thông tin đang tồn tại hoặc tạo mới một cái khác để thêm thông tin vào sản phẩm tại một vị trí khác hoặc thêm những số serial/ số lot.
Hoặc nhiều vị trí:
Mỗi khi bạn quay trở lại sản phẩm, bạn sẽ thấy số lượng tồn kho nắm giữ sẽ được cập nhật.
Lưu ý: Nếu bạn làm việc với các biến thể sản phẩm, số lượng trong tay sẽ hiển thị cho bạn tổng số lượng trong kho cho mẫu sản phẩm, tính đến các biến thể khác nhau.
Theo mặc định, số lượng trên tay của mẫu sản phẩm sẽ hiển thị cho bạn số lượng sản phẩm là một phần của vị trí xem kho của bạn, nghĩa là một phần của vị trí tại nội bộ của kho này. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có bất kỳ sản phẩm nào ở một vị trí nằm dưới vị trí kho chính, nó sẽ không xuất hiện trong kho trên nút chỉ số.
Quản lý kho
Quản lý Kho - Tạo một kho mới
Phần 1: Cấu hình tính năng
Để tạo được những nhà kho mới, bạn cần kích hoạt tính năng quản lý nhiều kho trên hệ thống.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Setting, tại nhóm Warehouse, kích hoạt tham số Multiple Warehouse, sau đó nhấn Save.
Phần 2: Sử dụng tính năng
Sau khi kích hoạt tham số quản lý nhiều kho trên hệ thống, bạn đã có thể tạo kho mới và đặt tên cho những kho đó.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Warehouse, nhấn Create để tạo kho mới.
Trường thông tin:
Name: Tên nhà kho bạn muốn đặt.
Short Name: tên viết tắt giúp bạn phân biệt giữa những các kho với nhau.
Address: Địa chỉ của chính bạn, đối tác.
Hoặc chọn vào kho đã có để thay đổi thông tin về kho.
Sau khi tạo những kho phục vụ nhu cầu quản lý, điều chuyển hàng hóa, bạn có thể quay lại bảng điều khiển của kho để theo dõi những hoạt động trên những kho hàng của bạn bằng các nhấp vào menu Overview.
Lựa chọn quy trình xử lý giao hàng
Phần 1: Những quy trình xử lý giao hàng trên Odoo
Để lựa chọn quy trình giao hàng, việc xuất kho như thế nào, giao hàng ra sao sẽ hợp lý tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn, ví dụ như loại hàng hóa bạn sẽ giao, quy mô của kho hàng hoặc số lượng đơn hàng bạn xuất đi mỗi ngày, v.v.. và cách bạn xử lý chứng từ xuất kho cho khách hàng của bạn hay điều chuyển nội bộ cũng thay đổi rất nhiều.
Trên hệ thống của mình, Odoo cho phép bạn xử lý quy trình nhận hàng của mình theo 03 cách khác nhau:
Một bước: Giao hàng trực tiếp từ kho.
Hai bước: Điều chuyển hàng hóa ra khỏi kho đến vị trí đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển và giao hàng.
Ba bước: Đóng gói hàng hóa, điều chuyển hàng hóa đến vị trí đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển và giao hàng.
Phần 2: Cấu hình hệ thống
Để thực hiện được những quy trình xử lý này, bạn có thể thực hiện những bước sau.
Bước 1: Truy cập: INVENTORY > Configuration > Settings
Bước 2: Trên màn hình Settings, tại nhóm Warehouse, kích hoạt tham số Multi-Step Routes.
Sau khi kích hoạt tham số cấu hình cho việc quản lý quy trình xử lý giao hàng nhiều bước, bạn đã có thể cấu hình những quy trình giao/ nhận hàng hóa cho từng kho cụ thể.
Phần 3: Sử dụng tính năng
Trường hợp 1: Giao hàng 01 bước
Mặc định trên hệ thống của mình, Odoo luôn tự động lựa chọn quy trình nhận hàng/ giao hàng của mình là 01 bước. Bạn có thể tạo mới một kho hoặc truy cập vào một kho đã được tạo trước đó để xem cài đặt này.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Warehouse (nhấp Create để tạo mới).
Trên màn hình nhập liệu, lựa chọn Outgoing Shipments là Delivery Goods Directly (1 step)
Như vậy, đối với những hoạt động điều chuyển hàng hóa đối với kho My Company này, quy trình xử lý của bạn chỉ diễn ra 01 bước đó chính là giao hàng trực tiếp từ kho mà không có bất kì hoạt động điều chuyển nào khác.
Ví dụ: Khi bạn bán một đơn hàng từ kho My Company này, đơn hàng được xác nhận bạn sẽ thấy xuất hiện một phiếu xuất kho được tạo tự động.
Phiếu xuất kho được tạo để đáp ứng cho đơn hàng bán.
Trường hợp 2: Giao hàng qua 02 bước
Tương tự như giao hàng một bước, bạn có thể cài đặt cho việc quản lý quy trình xử lý giao hàng cho kho hàng của mình thông qua 02 bước: Đưa hàng hóa đến khu vực lên hàng và giao hàng hóa sau đó.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Warehouse (nhấp Create để tạo mới).
Trên màn hình nhà kho, lựa chọn Outgoing Shipments là Send goods in output and then delivery (2 steps).
Ví dụ: Khi bạn bán một đơn hàng từ kho Kho đồ thủy tinh này, đơn hàng được xác nhận bạn sẽ thấy xuất hiện 02 phiếu xuất kho/ giao hàng được tạo tự động.
02 phiếu xuất kho/ giao hàng được tạo ra để thực quy trình xử lý giao hàng.
Trường hợp 3: Giao hàng 03 bước
Tương tự như giao hàng 01 bước hoặc 02 bước, bạn có thể cài đặt cho việc quản lý quy trình xử lý giao hàng cho kho hàng của mình thông qua 03 bước: Đóng gói hàng hóa, điều chuyển hàng hóa đến vị trí đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển và giao hàng.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Warehouse (nhấp Create để tạo mới).
Trên màn hình nhà kho, lựa chọn Outgoing Shipments là Pack Goods, send goods in output and then delivery (3 steps)
Ví dụ: Khi bạn bán một đơn hàng từ kho Kho đồ thủy tinh này, đơn hàng được xác nhận bạn sẽ thấy xuất hiện 03 phiếu xuất kho/ điều chuyển nội bộ/ giao hàng được tạo tự động.
03 phiếu xuất kho/ điều chuyển nội bộ/ giao hàng được tạo tự động.
Đối với quy trình nhận hàng một bước, bạn không cần bất kì bước cấu hình nào. Quy trình nhận hàng mặc định đã được cấu hình cho việc nhận hàng trực tiếp từ nhà cung cấp về kho.
Tuy nhiên, nếu một tuyến đường mở rộng đã được kích hoạt và bạn thiết lập những cấu hình nhận hàng khác, bạn có thể cài đặt nó trở lại nhận hàng một bước. Để làm được điều đó, truy cập vào INVENTORY > Configuration > Warehouse và chỉnh sửa những tham số.
Phần 1: Tạo những đơn hàng mua
Sau khi thiết lập kho hàng thành công, khi tạo những đơn mua hàng, bạn sẽ thấy trên màn hình mua hàng, sẽ chỉ có một phiếu điều chuyển được tạo ra tại hộp “Receipt”.
Phần 2: Quy trình nhận hàng
Bạn cũng có thể phạt biên nhận trực tiếp từ ứng dụng Hàng tồn kho. Khi trên bảng điều khiển, bạn có thể nhấp vào nút “X TO PROCESS” bên dưới thẻ “Receipts” trên màn hình Kanban. Sau đó, bạn sẽ thấy phiếu nhập kho của bạn.
Bây giờ, nhập các lựa chọn mà bạn muốn xử lý.
Bạn sẽ có thể nhấp vào “Validate” để hoàn thành việc điều chuyển trực tiếp vì các sản phẩm đến từ các nhà cung cấp được coi là luôn có sẵn.
Khi bạn xác thực hóa đơn, các sản phẩm rời khỏi Vị trí nhà cung cấp để nhập WH / Stock Location của bạn. Bạn có thể dễ dàng thấy rằng phiếu nhập kho đã diễn ra nhờ vào trạng thái của chức từ, hiện đã được thực hiện - trạng thái “Done”.
Phần 1: Cấu hình hệ thống
Odoo sử dụng những lộ trình để xác định chính xác cách thức mà bạn nắm giữ những bước nhận hàng khác nhau. Việc cấu hình được thực hiện ở cấp độ kho. Mặc định, việc nhận hàng được cấu hình là quy trình 1 bước, nhưng bạn có quyền thay đổi chúng thành 2 bước.
Quy trình nhận hàng hai bước có nghĩa là: bạn nhận hàng hóa tại khu vực đầu vào, sau đó điều chuyển chúng đến kho của bạn. Khi hàng hóa chưa được giao đến kho, chúng sẽ không có sẵn cho quy trình tiếp theo.
Để sử dụng được tính năng này, bạn cần cấu hình tham số Multi-Step Routes. Bằng cách này, hệ thống sẽ kích hoạt cho bạn tham số quản lý Storage Locations. Khi bạn thực hiện như vậy, các lộ trình cung cấp cơ chế để xâu chuỗi các hoạt động khác nhau lại với nhau. Trong trường hợp này, hệ thống sẽ xâu chuỗi bước dỡ hàng trong khu vực đầu vào (Input) đến bước nhập sản phẩm vào kho.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Settings, tại nhóm Warehouse, kích hoạt “Multi-Step Routes”
Phần 2: Cấu hình nhận hàng 2 bước tại kho
Khi bạn đã kích hoạt tham số, bạn đã có thể cấu hình luồng nhận hàng tại mỗi kho theo thực tế mà bạn cần.
Truy cập vào: INVENTORY > Configuration > Warehouse, lựa chọn quy trình nhận hàng 2 bước.
Sau khi cấu hình lộ trinh nhân hàng cho kho, hệ thống sẽ tự tạo cho bạn một khu vực gọi là “Input Locations”. Nếu muốn đặt lại tên, bạn truy cập INVENTORY > Configuration > Locations > Lựa chọn “Input” và cập nhật lại tên.
Phần 3: Tạo đơn hàng mua.
Tại phân hệ mua hàng, tạo đơn hàng mua và theo dõi việc nhận hàng của bạn. (Bạn có thể tạo sản phẩm có tuyến đường đi theo kho như sau)
Trên đơn hàng mua, tại trường “Deliver To”: chọn kho có tuyến đường bạn cần đối với sản phẩm.
Sau khi thiết lập kho hàng thành công, khi tạo những đơn mua hàng, bạn sẽ thấy trên màn hình mua hàng, sẽ chỉ có một phiếu điều chuyển được tạo ra tại hộp “Receipt”.
Phần 4: Quy trình nhận hàng
Bạn cũng có thể phạt biên nhận trực tiếp từ ứng dụng Hàng tồn kho. Khi trên bảng điều khiển, bạn có thể nhấp vào nút “X TO PROCESS” bên dưới thẻ “Receipts” trên màn hình Kanban. Sau đó, bạn sẽ thấy phiếu nhập kho của bạn. Bên cạnh đó, tại thẻ “Internal Transfers”, bạn sẽ thấy có một quy trình đang chờ - trạng thái “Waiting”.
Nhấp vào nút “Validate” tại phiếu nhập kho, bạn sẽ thấy trạng thái Waiting tại phiếu điều chuyển nội bộ sẽ chuyển thành Ready và trên thẻ Internal Transfers, bạn sẽ thấy “X To Process” xuất hiện số quy trình cần thực hiện tiếp theo.
Truy cập vào phiếu vận chuyển nội bộ đó, bạn đã có thể xác thực bằng cách nhấp “Validate” để hoàn tất quy trình nhận hàng bằng 2 bước.
Bạn có thể xem báo cáo hàng hóa được vận chuyển trên tại: INVENTORY > Reporting > Product Moves.
Để có thể tiếp tế hàng hóa từ một kho khác, bạn cần kích hoạt 2 tham số là Multi-Warehouse và Multi-Step Routes. Vị trí lưu trữ - Storage Locations sẽ được kích hoạt tự động.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Settings, tại nhóm Warehouse, lựa chọn Multi-Warehouse và Multi-Step Routes, sau đó nhấn Save.
Phần 2: Tạo lộ trình tiếp tế
Để tạo được một lộ trình tiếp tế, hãy đảm bảo bạn đã cấu hình cho kho cần được tiếp tế.
Điều này có nghĩa, kho BSD Insight sẽ được tiếp tế hàng hóa từ kho My Company trong trường hợp cần thiết.
Bước 1: Tạo lộ trình mới
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Routes, nhấp vào Create để tạo lộ trình mới cho hàng hóa của bạn.
Bước 2: Tạo nguyên tắc mới cho lộ trình, tại đây, bạn sẽ quy định cách thức mà hàng hóa được tiếp tế.
Để có thể thực hiện được việc tiếp tế hàng hóa giữ các kho khác nhau, bạn cần thực hiện 2 bước điều chuyển.
Nguyên tắc 1: Điều chuyển hàng hóa từ kho My Company đến vị trí quá cảnh, sẵn sàng giao hàng.
Nguyên tắc 2: Từ khu vực quá cảnh của kho My Company, điểu chuyển đến kho BSD đang cần hàng.
Nguyên tắc 1:
Trường thông tin:
Name: Tên nguyên tắc mà bạn đặt để có thể kiểm soát được lộ trình mong muốn.
Action: Cách thức điều chuyển hàng hóa được thực hiện là Giao hàng (từ kho MyCompany).
Operation Type: Loại hoạt động được thực hiện. Có 03 loại hoạt động chính được thực hiện tại mỗi kho: Nhận hàng (Receipts), Điều chuyển nội bộ (Internal) và Giao hàng (Delivery). Lựa chọn hoạt động là Giao hàng tại kho MyCompany (My Company: Delivery Orders)
Source Location: Vị trí nguồn: vị trí đang lưu trữ hàng hóa.
Destination: Vị trí đến: vị trí sẽ hàng hóa sẽ được điều chuyển đến.
Supply Method: Phương pháp mà hàng hóa được cung cấp.
Take From Stock: Hàng hóa sẽ được lấy từ kho khi có nhu cầu.
Nguyên tắc 2:
Trường thông tin:
Name: Tên nguyên tắc mà bạn đặt để có thể kiểm soát được lộ trình mong muốn.
Action: Cách thức điều chuyển hàng hóa được thực hiện là Nhận hàng (tại kho BSD).
Operation Type: Loại hoạt động được thực hiện. Có 03 loại hoạt động chính được thực hiện tại mỗi kho: Nhận hàng (Receipts), Điều chuyển nội bộ (Internal) và Giao hàng (Delivery). Lựa chọn hoạt động là Nhận hàng tại kho BSD (BSD Insight: Receipts Orders)
Source Location: Vị trí nguồn: vị trí đang lưu trữ hàng hóa – My Company/ Transit.
Destination: Vị trí đến: vị trí sẽ hàng hóa sẽ được điều chuyển đến – BSD Insight/ Stock.
Supply Method: Phương pháp mà hàng hóa được cung cấp.
Trigger Another Rule: Kích hoạt một nguyên tắc khác.
Điều này có nghĩa là:
Khi có nhu cầu hàng hóa từ kho BSD/ Stock, phiếu nhập kho sẽ được tạo để yêu cầu hàng hóa từ vị trí quá cảnh tại kho My Company. Khi hàng hóa được yêu cầu tại vị trí quả cảnh đó, hệ thống sẽ tạo một đơn điều chuyển hàng hóa từ kho My Company đến khu vực quá cảnh để đáp ứng nhu cầu.
Ghi chú:
Nếu bạn muốn hệ thống kiểm tra hàng tồn kho tại kho BSD trước khi yêu cầu hàng hóa tiếp tế, tại trường Supply Method bạn có thể chọn phương pháp Take From Stock, If unavailable, Trigger Another Rule.
Nếu bạn không quan tâm đến lượng hàng hóa đang có sẵn ở kho BSD, chỉ chọn Trigger Another Rule.
Sau khi tạo 2 nguyên tắc, bạn đã hoàn thành việc tạo lộ trình cho mình.
Bước 3: Cấu hình lộ trình cho sản phẩm
Truy cập: INVENTORY > Master Data > Products (hoặc bất kì ứng dụng nào có thể truy cập vào sản phẩm), lựa chọn sản phẩm.
Tại thẻ Inventory, lựa chọn tuyến đường cho sản phẩm.
Phần 3: Sử dụng tính năng
Khi bạn bán sản phẩm từ kho BSD trong tình trạng thiếu hàng, hệ thống sẽ tự tạo ra những phiếu điều chuyển để có thể cung ứng hàng hóa cho giao dịch bán hàng của bạn. Bạn có thể thấy ở đơn hàng này, có đến 3 đơn giao hàng được tạo thay vì 1 đơn như những đơn hàng thông thường.
Khi nhấp vào bạn sẽ thấy những hoạt động điều chuyển hàng hóa để phục vụ cho việc bán hàng.
Phiếu xuất kho: WH/OUT/00023
Mục đích sử dụng: Xuất kho hàng hóa từ kho My Company đến vị trí quá cảnh.
Phiếu vận chuyển nội bộ: BSD/IN/00001
Mục đích sử dụng: Nhập kho hàng hóa từ khu vực quá cảnh tại kho My Company đến vị trí lưu trữ hàng hóa tại kho hàng tại kho BSD.
Phiếu xuất kho: BSD/OUT/00001
Mục đích sử dụng: Xuất kho giao hàng cho khách hàng từ kho BSD.
Như vậy, để có thể thực hiện được việc xuất kho hàng hóa từ kho BSD đến tay khách hàng, bạn cần phải nhập kho hàng hóa từ vị trí quá cảnh hàng hóa từ kho tiếp tế đến kho BSD (Nguyên tắc 2), để nhập được kho những hàng hóa đó, bạn cần phải xuất kho hàng hóa đến vị trí quá cảnh đó (Nguyên tắc 1).
Trên Odoo, có 2 cách để quản trị hàng tồn kho, dựa trên: nguyên tắc đặt lại hàng hóa - tồn kho tối thiểu và cung cấp theo đơn đặt hàng đều cho phép thực hiện tự động đặt lại hàng khi cần thiết. Sự khác biệt giữa hai công cụ này là cách thức nó được kích hoạt.
Tồn kho tối thiểu (Reordering Rules) được sử dụng để đảm bảo rằng luôn có một lượng hàng hóa tối thiểu được lưu trữ trong kho để phục vụ cho sản xuất hoặc cung cấp cho khách hàng. Khi hàng hóa tồn kho đạt đến só lượng tối thiểu thì hệ thống sẽ tự động tạo ra một sự cung ứng trên hệ thống thông qua cách thức mà sản phẩm đó được tạo ra (mua sắm, sản xuất).
Cung cấp theo đơn đặt hàng (Make to Order) sẽ kích hoạt một hành tạo ra một sự cung ứng trên hệ thống thông qua cách thức mà sản phẩm đó được tạo ra (mua sắm, sản xuất) với số lượng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu sản phẩm (từ đơn hàng bán hoặc lệnh sản xuất). Hệ thống sẽ kiểm tra hàng tồn kho hiện có của sản phẩm và tự động kích hoạt nếu như hàng hóa trong kho không thể đảm bảo cung ứng.
Phần 1: Cấu hình tính năng Nguyên tắc đặt lại hàng hóa dựa trên tồn kho tối thiểu
Nguyên tắc này được cấu hình sản trong ứng dụng Quản lý kho thông qua Menu: INVENTORY > Inventory > Reordering Rules. Sau đó nhấp Create để cài đặt số lượng tồn kho tối thiểu và giá trị tối đa khi mua cho một sản phẩm cụ thể.
Đối với nguyên tắc này, số lượng được sử dụng để tính toán là số lượng dự báo. Khi số lượng dự báo thấp hơn số lượng tồn kho tối thiểu được chỉ định, hệ thống sẽ tự động tạo ra một hành động mang về một số lượng hàng hóa được dự báo để đạt số lượng tối đa.
Lưu ý: Đối với nguyên tắc đặt lại hàng hóa, để có thể được thực hiện trên một sản phẩm tương ứng, một lộ trình cần được chỉ định. Đối với sản phẩm được sản xuất, lựa chọn lộ trình Manufacture và tạo những bộ định mức (Bill of Material) cho sản phẩm. Đối với những sản phẩm cần phải mua sắm, lựa chọn lộ trình mua hàng (Buy) và thêm bảng giá nhà cung cấp (Vendor Pricelist) vào thẻ mua hàng (Purchase) để đảm bảo cho việc mua hàng không bị gián đoạn.
Phần 2: Cấu hình tính năng Cung cấp theo đơn đặt hàng (MTO)
Tính năng cung cấp theo đơn đặt hàng (MTO) được cấu hình sẵn thông qua ứng dụng Quản lý kho và có sẵn trong từng sản phẩm.
Truy cập: INVENTORY > Master Data > Products (hoặc bất kì ứng dụng nào mà bạn có thể truy cập vào danh sách sản phẩm).
Trên giao diện của sản phẩm, tại thẻ Inventory, bạn có thể chọn những lộ trình. Đối với tính năng cung cấp theo đơn đặt hàng, bạn chọn lộ trình Make to Order và một lộ trình khác, cả mua sắm (Buy) hoặc sản xuất (Manufacturing) đều được.
Nếu chọn lộ trình mua sắm (Buy): Đảm bảo bạn đã cung cấp thông tin nhà cung cấp tại thẻ mua hàng (Purchase).
Nếu chọn lộ trình sản xuất (Manufacturing): Đảm bảo bạn đã tạo bộ định mức cho sản phẩm.
Phần 1: Cấu hình hệ thống
Để có thể tạo và quản lý nhiều vị trí của một hoặc nhiều kho, bạn cần phải kích hoạt tham số Storage Locations.
Truy cập: INVENTORY > Configuration > Settings, tại nhóm Warehouse, kích hoạt thâm số Storage Locations.
Phần 2: Sử dụng tính năng
Sau khi kích hoạt tính năng, truy cập vào INVENTORY > Configuration > Locations, nhấp vào Create để tạo một vị trí mới.
Sau khi màn hình để tạo ví trí hiển thị, bạn nhập vào những thông tin về vị trí mình muốn quản lý.
Trường thông tin:
Location Name: Tên vị trí . (Ví dụ: Khu vực dỡ hàng, Kệ 1, Kệ 2, Cầu thang A1, v.v..)
Parent Location: Vị trí chứa nó. (Hay còn gọi là vị trí cha)
Nếu có vị trí chứa nó bạn có thể lựa chọn những vị trí đã tồn tại.
Nếu không có: bỏ trống thông tin.
Location Type: Loại vị trí.
Vendor Location: Vị trí kho hàng của nhà cung cấp.
View: Vị trí xem.
Internal Location: Vị trí nội bộ (bất kì khoảng không gian nào trong kho mà bạn sở hữu và quản lý).
Customer Location: Vị trí kho khách hàng.
Production: Vị trí dùng để phục vụ cho việc sản xuất.
Inventory Loss: Kho hàng hóa bị mất mát.
Trasit Location: Vị trí quá cảnh.
Is a Scrap Location: Vị trí để chứa những hàng hóa hỏng móc, phế phẩm.
Chọn vào ô: Nếu có những nghiệp vụ liên quan đến đưa những hàng hóa hỏng mó được ghi nhận được đề xuất.
Không chọn: Không phải là vì trí để ghi nhận số hàng hóa hỏng móc, phế phẩm.
Is a Return Location: Vị trí để ghi nhận số lượng hàng hóa bị trả về.
Chọn vào ô: Nếu có những nghiệp vụ liên quan đến những hàng hóa bị trả lại được ghi nhận được đề xuất.
Không chọn: Không phải là vì trí để ghi nhận số hàng hóa bị trả lại.
Phần 3: Phân cấp vị trí trên Odoo
Bạn có thể tạo ra một cây vị trí bằng cách chọn Parent Location cho từng vị trí khi tạo mới.
Nhà cung cấp
Dự án